• Thuốc Đông y vốn là những bài thuốc gia truyền được bào chế từ các loại thảo dược quý trong thiên nhiên. Từ nhiều thành phần với các tác dụng tốt với xương khớp và sức khỏe con người bài thuốc đã được kế thừa và lưu truyền với hiệu quả điều trị thoái hóa khớp háng cho tới ngày nay.Xem thêm: bệnh lý đau khớp háng

    Ưu điểm lớn nhất của thuốc Đông y chính là hiệu quả chữa bệnh lâu dài ít tái phát bệnh sau nhiều năm điều trị.Khi điều trị bằng đông y, người bệnh vừa được dùng những bài thuốc uống bên trong lại vừa áp dụng bài thuốc đắp bên ngoài vì thế hiệu quả chữa bệnh tận gốc, từ nguyên nhân bên trong.

    Nhiều bài thuốc Đông y gia truyền chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả

    Các bài thuốc được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả chữa bệnh tốt nhất chính là bài thuốc PT5, Độc hoạt tang ký sinh thang, hay bài thuốc của dòng họ …Xem thêm: địa chỉ chữa thoái hóa khớp háng

    Hiệu quả như vậy nhưng thuốc chữa thoái hóa khớp háng bằng Đông y lại yêu cầu thời gian điều trị lâu dài mới giảm dần các triệu chứng bệnh, hơn nữa lại khá bất tiện và mất thời gian khi phải sắc thuốc uống, nhiều người còn khó chịu với mùi thuốc này.

    3/Thuốc Nam (thuốc dân gian)

    Các bài thuốc Nam chữa bệnh thoái hóa khớp háng cũng được áp dụng từ xa xưa. Chỉ bằng một vài thảo dược tự nhiên xung quanh vườn nhà, nhưng ông cha ta đã phát hiện và sử dụng để trị các chứng bệnh thoái hóa khớp háng. Các bài thuốc này cũng khá hiệu quả cho người bệnh nếu sử dụng đúng thời điểm và đúng cách.Xem thêm: dấu hiệu thoái hóa khớp háng

    Một số cây thuốc, thảo dược được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất trong cải thiện bệnh thoái hóa khớp đó chính là: lá lốt, cỏ xước, ngải cứu, tỏi, mật ong và bột nghệ…

    Giá rẻ (thậm chí không mất tiền) hiệu quả điều trị khá tốt mà tính an toàn lại cao, do đó mà các bài thuốc nam cũng nằm trong danh sách những loại thuốc chữa bệnh thoái hóa khớp háng tốt nhất.

    Do ưu điểm mà mỗi loại thuốc mang lại khác nhau cũng như điều kiện, hoàn cảnh, tình trạng bệnh thoái hóa khớp háng mỗi người mà cách lựa chọn thuốc cũng khác.

    Tuy nhiên, cái gì có có tính hai mặt của nó các bài thuốc này thường chỉ được áp dụng cho người bệnh thoái hóa khớp giai đoạn bệnh nhẹ. Còn trường hợp bị bệnh nặng áp dụng các bài thuốc này chỉ tốn thời gian vì không cải thiện nhiều.Xem thêm: triệu chứng thoái hóa khớp háng bên phải

    4/Thực phẩm chức năng

    Thực phẩm chức năng là sản phẩm được điều chế theo bài thuốc Đông y hay các dược phẩm, thành phần tốt cho sức khỏe và sụn khớp. Chúng được tạo ra dưới dạng viên nén giống với thuốc Tây y để tiện sử dụng nhưng chính vì thế nhiều người lầm tưởng đây là thuốc. Tuy vậy nó vẫn giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh khá tốt, nhiều người không còn gặp các triệu chứng bệnh sau khi áp dụng liệu trình duy trì.Xem thêm: chữa thoái hóa khớp cổ chân

    Thuốc chữa thoái hóa khớp háng rất nhiều nhưng để có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất, mọi người hãy đến các cơ sở chuyên khoa xương khớp giỏi cùng với bác sĩ trao đổi những mong muốn của bản thân về các loại thuốc điều trị từ đó tìm ra thuốc phù hợp nhất.


    votre commentaire
  • Nguyên nhân đau thần kinh tọa?

    Có nhiều nguyên nhân được cho là đau dây thần kinh tọa sau đây:

    Phụ nữ mang thai:

    Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ phát triển và chèn ép lên các dây thần kinh tọa, gây ra những cơn đau dai dẳng.

    Thoát vị đĩa đệm:

    Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa phổ biến nhất. Khi đĩa đệm của cột sống này dần bị thoái hóa và tổn thương, khiến bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát vị ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh hông (thần kinh tọa) gây ra các hiện tượng đau nhức, tê liệt…Xem thêm: phòng chống thoái hóa khớp gối

    Các bệnh lý cột sống:

    Hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm,… là những căn bệnh cột sống gây ra đau thần kinh tọa. Hẹp cột sống là do các đốt sống bị hao mòn tự nhiên, từ từ dẫn đến ống thủy sống bị thu hẹp, gây áp lực lên các dây thần kinh tọa. Những cơn đau thần kinh tọa cũng có thể bắt nguồn từ thoái hóa cột sống thắt lưng do xương đốt sống tại vùng này bị thoái hóa và chịu áp lực quá lớn, đè nén lên các dây thần kinh hông.

    Chấn thương hoặc nhiễm trùng:

    Các chấn thương xương khớp như gãy xương hay nhiễm trùng gây viêm cơ cũng gây ra sự chèn ép lên các dây thần kinh hông, kéo theo những cơn đau thần kinh tọa.

    Lao động nặng, sai tư thế:

    Những người lao động nặng, khuân vác vật nặng thường xuyên với tư thế không đúng cũng khiến cột sống chịu nhiều tổn thương. Những người làm các công việc vũ công, vận động viên, công nhân bốc vác… khiến cột sống vận động quá mức cũng tạo nhiều áp lực lên cột sống, gây nguy cơ đau thần kinh tọa.Xem thêm: Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

    Thuốc chữa trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả?

    Điều trị đau dây thần kinh tọa với Tây y:

    *Thuốc điều trị đau dây thần kinh tọa:

    Trong điều trị thần kinh tọa, các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ kết hợp với chườm nóng lạnh .

    Thuốc giảm đau: các loại thuốc acetaminophen, paracetamol, di-antalvic , efferal-gan codein có thể giảm đau khẩn cấp cho người bị đau dây thần kinh tọa hiệu quả.

    Thuốc chống viêm: các thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen voltarel, tilcotil, mobic…Xem thêm: thuốc nam chữa xẹp đĩa đệm cột sống

    Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal,decontractyl….

    Tiêm ngoài màng cứng bằng steroid, hydrocortison trực tiếp vào vùng cột sống để giảm viêm hoặc vào khu vực xung quanh dây thần kinh hông.

    Chườm nóng hoặc lạnh: Mỗi ngày chườm miếng đệm nóng hay nước đá trong 20 phút mỗi 2 giờ.

    *Phương pháp vật lý trị liệu:

    Bên cạnh sử dụng thuốc, vật lý trị liệu cũng được sử dụng phối hợp để điều trị bệnh đau thần kinh tọa. Các phương pháp chiếu tia hồng ngoại, tia laser, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng để giảm đau và giảm co cứng cơ đã cho nhiều kết quả khả quan. Ngoài ra, Tây y có kết hợp các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm của Đông y để phối hợp điều trị mang đến hiệu quả cao.


    votre commentaire
  • Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc vì bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở ngoài da, do đó có nhiều người nhầm tưởng bệnh có thể lây sang người khác. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa.

    Mặc dù chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên theo một số kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân chính gây bệnh là do lây từ mẹ sang con. Những trường hợp cha hoặc mẹ có cơ địa mắc bệnh dị ứng như hen suyễn thì khả năng con bị bệnh viêm da cơ địa là 60%. Còn với những trường hợp cả cha và mẹ đều có các chứng bệnh về viêm da cơ địa thì khả năng con họ mắc bệnh là 80%.. Xem thêm: bác sĩ chữa viêm da giỏi

    Bệnh viêm da cơ địa có lây không?

    Mặc dù bệnh viêm da cơ địa có thể di truyền từ bố mẹ sang con nhưng chưa một nghiên cứu nào chứng minh rằng bệnh viêm da cơ địa có thể lây từ người này sang người khác. Viêm da cơ địa là bệnh riêng của mỗi người, tùy vào cơ địa của từng người để bệnh phát triển. Người có cơ địa dị ứng hoặc sức đề kháng yếu thì nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn.

    Không hề có tình trạng lây bệnh từ người này sang người khác, ngay cả khi có đụng chạm vào phần viêm da của người bệnh, do đó bạn không nên lo lắng khi phải sống cùng với người có bệnh viêm da cơ địa.
    Tuy nhiên, bệnh viêm da cơ địa dễ kéo theo các bệnh nhiễm trùng da khác do nhiễm vi khuẩn hoặc gãi ngứa vì vậy cách tốt nhất là bạn nên có cách để phòng tránh bệnh viêm da cơ địa.Xem thêm: chữa viêm da cơ địa người lớn
    Cách phòng bệnh viêm da cơ địa
    – Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, nhất là những loại da nhạy cảm hoặc những người có cơ địa dễ mắc bệnh.
    – Cần có những biện pháp phòng tránh khi thay đổi thời tiết:  nhất là đối với những trường hợp thường xuyên bị dị ứng do thời tiết.
    – Tránh những loại thức ăn lạ: Nhất là những người thường dị ứng do thức ăn như tôm, cua, các loại hải sản.
    – Cần điều trị kịp thời: Khi mắc bệnh viêm da cơ địa bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để điều trị, không dùng các sản phẩm thuốc uống hoặc bôi không rõ nguồn gốc hoặc không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.Xem thêm: mẹo chữa viêm da dị ứng
    Thực tế bệnh viêm da cơ địa không thể điều trị một cách triệt để được. Các phương pháp trị viêm da cơ địa chỉ mang tính chất tạm thời vì bệnh có thể tái phát khi có tác nhân gây bệnh xuất hiện.


    votre commentaire
  • Thoái hóa khớp là vấn đề y tế công cộng đang được xã hội quan tâm. Cơ thể chúng ta hầu như sức nặng đều dồn hết vào các khớp chân, nên đây cũng là bộ phận dễ dàng gặp phải tình trạng thoái hóa cao. Điều trị thoái hóa khớp cổ chân là một quá trình điều trị lâu dài cho nên người bệnh cần kiên trì tìm hiểu các phương pháp phù hợp để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

    Điều trị thoái hóa khớp cổ chân

    Thoái hóa khớp cổ chân là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân. Bệnh thoái hóa khớp cổ chân tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày.

    Điều trị thoái hóa cổ chân có một số phương pháp dưới đây.

    Nếu bệnh ở giai đoạn đầu còn nhẹ chỉ là những cơn đau nhức bạn có thể tự áp dụng như sau:

    – Dùng khăn hoặc túi lạnh để chườm, sau đó lại chườm bằng nước nóng.

    – Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp xoa, bóp nhẹ nhàng rồi dùng dầu gió hoặc kem đặc trị xoa vào khớp làm cho nóng lên.

    – Tập co, duỗi khớp cổ chân nếu cảm thấy khớp cứng, khó vận động.

    Nếu thực hiện các động tác vừa nêu trên một cách đều đặn mà bệnh tình không hề thuyên giảm thì bệnh nhân nên tranh thủ đi khám để được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc và cho lời khuyên. Tuyệt đối không được tự động mua thuốc uống hay tiêm vì các loại thuốc được dùng trong việc điều trị thoái hóa khớp cần phải được hiểu rõ cơ chế hoạt động và nhất là hiện tượng xảy ra các tác dụng phụ.Xem thêm: gai cột sống chèn dây thần kinh

    Hiện nay y học phát triển đã thêm vào 1 phương pháp điều trị khớp cổ chân đó là nội soi khớp cổ chân.

    Nội soi khớp cổ chân được áp dụng cho bệnh nhân có chỉ định tốt với phẫu thuật nội soi. Việc áp dụng kỹ thuật này cho phép phẫu thuật viên điều trị các thương tổn trong khớp cổ chân bằng hai đường mổ nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cao, đồng thời giúp bệnh nhân tránh phải mổ mở. Đây là một kỹ thuật ít sang chấn, tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ có thể đánh giá chính xác, đầy đủ thương tích để có cách xử lý thích hợp. Đồng thời cũng rất ích lợi với bệnh nhân vì thời gian mổ không nhiều, giai đoạn hậu phẫu không nặng nề và thời gian phục hồi chức năng sớm.

    Bệnh thoái hóa này một khi đã bị thì không thể chữa trị khỏi một cách triệt để được mà chỉ có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng mà bệnh gây ra cho bệnh nhân vì thế nên hãy theo dõi các cách ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp chân ngay sau đây để tự bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho mình. Để hạn chế việc bị thoái hóa khớp cổ chân ở người cao tuổi, bệnh nhân nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý về việc ăn uống, đi lại, tập luyện nhưng cũng tùy theo điều kiện và cơ địa của mỗi người.Xem thêm: điều trị gai cột sống thắt lưng

    1. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp

    2. Thường xuyên vận động đều đặn

    3. Không nên mang vác đồ quá nặng

    4. Thay đổi tư thế thường xuyên

    5. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.


    votre commentaire
  • Bệnh đau thần kinh tọa là gì? là một tình trạng đau lưng gây ra do dây thần kinh hông (thần kinh tọa) bị chèn ép hoặc tổn thương. Đây là một dây thần kinh lớn chạy từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nếu dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc tổn thương nó có thể gây đau ở vùng lưng dưới, lan tới hông, mông và chân.

    Dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh lớn và quan trọng, ảnh hưởng tới phần lưng và chi dưới. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở phần đốt sống cụt và chi phối các cơ lưng và cơ chân. Ở bệnh đau thần kinh tọa, lỗ trống ở phần đốt sống cụt, nơi dây thần kinh tọa đi qua, bị thu hẹp làm cho dây thần kinh tọa bị đè nén, gây ra đau. Do dây thần kinh này chi phối hoạt động của lưng và hai chân, nên người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng và cơn đau lan xuống cả hai chân.

    Biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa

    Bệnh đau dây thần kinh tọa có biểu hiện đặc trưng bằng đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân xuống tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, xuống phía sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu đau dây thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thường đau tới phía trên đầu gối. Nếu đau dây thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.Xem thêm: thuốc nam chữa trị đau thần kinh tọa

    Đau dây thần kinh tọa rất thường gặp, trường hợp đau nhẹ người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân dậm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.

    Ai có nguy cơ bị bệnh đau thần kinh tọa?

    Đau dây thần kinh tọa gặp ở tất cả các lứa tuổi cả nam và nữ, tuy nhiên thường gặp ở lứa tuổi từ 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ, những người lao động chân tay nặng nhọc hay mắc bệnh này. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh, ngoài ra yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh. Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như ngồi, đứng nhiều, công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, balê, cử tạ, thể thao v.v… dễ xuất hiện bệnh và tái phát bệnh nhiều hơn.

    Nguyên nhân đau thần kinh tọa?

    Có nhiều nguyên nhân được cho là đau dây thần kinh tọa sau đây:

    Phụ nữ mang thai:

    Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ phát triển và chèn ép lên các dây thần kinh tọa, gây ra những cơn đau dai dẳng.

    Thoát vị đĩa đệm:

    Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa phổ biến nhất. Khi đĩa đệm của cột sống này dần bị thoái hóa và tổn thương, khiến bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát vị ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh hông (thần kinh tọa) gây ra các hiện tượng đau nhức, tê liệt…

    Các bệnh lý cột sống:

    Hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm,… là những căn bệnh cột sống gây ra đau thần kinh tọa. Hẹp cột sống là do các đốt sống bị hao mòn tự nhiên, từ từ dẫn đến ống thủy sống bị thu hẹp, gây áp lực lên các dây thần kinh tọa. Những cơn đau thần kinh tọa cũng có thể bắt nguồn từ thoái hóa cột sống thắt lưng do xương đốt sống tại vùng này bị thoái hóa và chịu áp lực quá lớn, đè nén lên các dây thần kinh hông.Xem thêm: hình ảnh đau dây thần kinh tọa

    Chấn thương hoặc nhiễm trùng:

    Các chấn thương xương khớp như gãy xương hay nhiễm trùng gây viêm cơ cũng gây ra sự chèn ép lên các dây thần kinh hông, kéo theo những cơn đau thần kinh tọa.

    Lao động nặng, sai tư thế:

    Những người lao động nặng, khuân vác vật nặng thường xuyên với tư thế không đúng cũng khiến cột sống chịu nhiều tổn thương. Những người làm các công việc vũ công, vận động viên, công nhân bốc vác… khiến cột sống vận động quá mức cũng tạo nhiều áp lực lên cột sống, gây nguy cơ đau thần kinh tọa.


    votre commentaire